Các hoạt động của dự án

Giới thiệu về hoạt động của dự án

Chương trình thí điểm lồng ghép di cư an toàn vào trong trường học và cộng đồng ở Nghệ An, Thanh Hóa, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp

Phương pháp

  • Khai thác nội dung và quỹ thời gian vốn có trong nhà trường để lồng ghép nội dung giáo dục.
  • Triệt để tận dụng các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo ra một sân chơi mới hấp dẫn, vui vẻ và bổ ích cho học sinh và thanh thiếu niên, trang bị kỹ năng sống.
    Tổ chức truyền thông bằng hình thức nghệ thuật, nòng cốt là các đội văn nghệ cộng đồng xã phường.
  • Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền: tổ chức sinh hoạt CLB thôn xóm; lập các chuyên mục phát thanh trên đài truyền thanh xã phường về chủ đề giáo dục DCAT.

Tổ chức khảo sát tại địa phương

  • Xây dựng khung chương trình và tài liệu dựa vào kết quả khảo sát và mục đích của dự án.
  • Tổ chức Hội thảo tập huấn phương pháp và nội dung cho tuyên truyền viên tại địa phương.
  • Hướng dẫn tổ chức hoạt động: phát động chiến dịch, tổ chức các cuộc thi; lồng ghép nội dung vào các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, hoạt động giao lưu chia sẻ giữa các đơn vị tham gia dự án…
  • Tổ chức Hội thảo tổng kết chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường và trao giải cho các sản phẩm dự thi xuất sắc.
  • Biên tập các hình thức tổ chức hoạt động thành sách hướng dẫn, phát hành, và chia sẻ để mở rộng và duy trì các hoạt động.

Các hoạt động hợp tác với Quỹ từ năm 2007

  • Đầu năm 2007: thí điểm các hoạt động đầu tiên lồng ghép di cư an toàn vào trong 16 trường học ở 2 tỉnh miền Trung.
  • Từ cuối năm 2007 đến cuối năm 2009, tiếp tục mở rộng  thêm các trường và TTHTCĐ ở 5 tỉnh miền Trung và ĐBSCL.
  • Đầu năm 2010 đến  tháng 6/2011, mở rộng ra 32 trường và 28 TTHTCĐ.
  • Tổng cộng 100 trường và 45 TTHTCĐ đã tham gia chương trình.

Các kết quả đạt được

  • 120.000 thanh thiếu niên học sinh tham gia các hoạt động và được tiếp cận thông tin di cư an toàn, phòng ngừa nạn buôn người.
  • 600 giáo viên/giảng viên và lãnh đạo ngành giáo dục được tập huấn kiến thứcvà kỹ năng lồng ghép di cư an toàn vào trường học và TTHTCĐ.6 tài liệu hướng dẫn lồng ghép nội dung di cư an toàn và phòng chống nạn buôn người vào trong trường học và cộng đồng được biên tập và xuất bản.
  • 5 tập tranh, truyện đoạt giải chiến dịch được biên tập và in.
  • Hàng ngàn sản phẩm tranh, truyện, tiểu phẩm, kịch, thơ, ca, hò, vè gửi dự thi trong các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Ý nghĩa xã hội: Nội dung DA thiết thực, phù hợp nhu cầu thực tế, góp phần nâng cao nhận thức và giảm thiểu tình trạng di cư không an toàn cho thanh niên.

Ý nghĩa giáo dục: Bổ sung kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và thanh thiếu niên sinh hoạt tại Trung tâm HTCĐ.

Phương pháp: lồng ghép hợp lý, hấp dẫn, dễ thực hiện đối với các trường và TT, không gây quá tải cho chương trình học tập của học sinh và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

Học sinh tham gia chương trình tự tin, năng động  hơn; mối quan hệ và trao đổi giữa giáo viên và học sinh; cũng như không khí và môi trường học tập chung của nhà trường được cải thiện và nâng cao.